Hiện nay ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước ngành chăn nuôi heo đã dịch chuyển sang hướng tập trung công nghiệp, trang trại lớn và hộ chăn nuôi chuyên nghiệp. Ở tất cả các địa phương, số hộ chăn nuôi nhỏ giảm khá nhiều nhưng quy mô nuôi heo thịt/hộ lại tăng.
Cùng với chiều hướng gia tăng về số lượng heo ngày càng nhiều, thì nhu cầu giết mổ cũng gia tăng dẫn đến lượng nước thải phát sinh từ hoạt động giết mổ cũng gia tăng. Lượng nước thải này nếu không được xử lý tốt trước khi thải môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường nguồn tiếp nhận, cảnh quan tại khu vực.
Để giảm thiểu các tác động tiêu cực như đã nêu, SAWAEN xin cung cấp các hỗ trợ về mặt kỹ thuật, công nghệ cũng như thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải ngành giết mổ, chăn nuôi heo nói riêng và gia súc, gia cầm nói chung theo các quy mô tương ứng với từng nguồn phát sinh cụ thể.
Quy trình giết mổ heo và nguồn phát sinh nước thải giết mổ heo
Thành phần của nước thải tại nhà máy giết mổ heo
Hầu hết các công đoạn trong quy trình giết mổ gia súc đều có sử dụng nước, do đó lượng nước thải là tương đối lớn.
Nước thải giết mổ phát sinh chủ yếu tại các công đoạn trụng lông gia súc, vệ sinh sàn khu giết mổ, khử trùng khu vực giết mổ,… Nước thải từ hoạt động giết mổ bị ô nhiễm nặng về mặt hữu cơ vì có chứa nhiều đất, cát, chất thải rắn, các chất rắn lơ lửng (SS), các chất dinh dưỡng (N, P), vi sinh, dầu mỡ và đặc biệt các chất hữu cơ (BOD5, COD) có hàm lượng rất cao trong nước thải, tính chất nước thải giết mổ được trình bày trong bảng dưới.
Công nghệ xử lý nước thải phát sinh từ nhà máy giết mổ heo
Quy trình công nghệ xử lý nước thải giết mổ heo
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải giết mổ heo
Dọc theo hệ thống thu gom và xử lý nước thải giết mổ heo, có bố trí các hố lắng tại khu vực giết mổ, nuôi nhốt,… để lọc các chất thải rắn, sau đó nước thải từ hệ thống thu gom sẽ được đưa về hố thu gom. Trước khi đến hố thu gom, nước thải sẽ được cho qua mương tách cặn, lọc bớt các chất thải rắn. Tại đây, có đặt máy tác cặn rác nhằm tách bỏ các cặn rác có kích thước lớn trong nước thải và bảo vệ các thiết bị xử lý phía sau.
Tiếp theo, nước thải sẽ được bơm qua cụm bể tuyển nổi siêu nông (DAF) nhằm tách dầu mỡ và chất rắn lơ lửng có trong nước thải. Các hóa chất điều chỉnh pH, keo tụ, tạo bông sẽ được châm vào nước thải bằng bơm định lượng nhằm tăng hiệu quả xử lý. Quá trình châm hóa chất ổn định pH sẽ được kiểm soát bởi đầu dò pH đặt trong cụm bể. Các thiết bị phụ trợ như bồn tích áp, máy nén khí… sẽ giúp cho quá trình tuyển nổi hoạt động ổn định và tăng hiệu suất xử lý. Nước thải sau khi được tách dầu mỡ và cặn lơ lửng tại cụm bể DAF sẽ tự chảy đến bể điều hòa.
Trong bể điều hòa, nước thải sẽ được sục khí để tránh sinh ra mùi và nâng cao hiệu suất cho quá trình lắng đằng sau. Nước thải sau khi ở bể điều hòa sẽ được bơm vào bể SBR làm việc theo mẻ.
Tại đây, nước thải sẽ được khuếch tán khí bằng hệ thống đĩa phân phối khí đặt dưới đáy bể, tạo điều kiện cho vi sinh vật trong bể hoạt động tiến hành khử BOD, COD, Nitơ, Photpho… khi quá trình hoàn tất nước thải được đưa qua bể khử trùng bằng thiết bị chắt nước chuyên dụng.
Tại bể khử trùng, clorine sẽ được châm vào để tiêu diệt các mầm bệnh trước khi được lọc qua hệ thống lọc áp lực nhằm loại bỏ những cặn lơ lửng còn sót lại trước khi thải ra nguồn tiếp nhận hoặc được sử dụng để tưới cây trong khu dân cư. Bể khử trùng được thiết kế có nhiều vách ngăn nhằm tăng tính xáo trộn và thời gian tiếp xúc của hóa chất đối với nước thải, tăng hiệu quả khử trùng.
Bùn dư từ bể SBR sẽ được bơm vào bể chứa bùn cùng với bùn từ cụm SBR và sẽ được hút bỏ định kỳ.
Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải giết mổ heo ở đâu?
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:
Công ty TNHH Nước và Môi trường Sài Gòn (SAWAEN)
Địa chỉ: Số 9, đường 34, P. Bình Trưng Đông, Q.2, Tp.HCM.
Điện thoại: (84-28) 3743.1735 Fax: (84-28) 3743.1736
Hotline: 0948.672.233 (Thúy Vy)
Website: www.sawaen.com / www.locnuocnhiemphen.com
Email: info@sawaen.com
Hình ảnh về hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy giết mổ heo (gia súc) do sawaen tư vấn, thiết kế và thi công
Posted on
Trả lời